Đầu năm nay, các trang báo quốc tế đồng loạt nói về Nissan Navara – người bạn đồng hành của nhiếp ảnh gia Richard, mẫu xe đã cùng đồng hành với ông trong suốt 23 năm, vượt qua tổng hành trình lên tới 520.000 km. Bên cạnh câu chuyện về trải nghiệm, đó cũng là câu chuyện về chiếc xe Nissan đã tạo ra những giá trị bền vững trước thử thách của thời gian.
Vậy sự bền bỉ của mẫu xe Nhật này đến từ đâu?
Nổi bật nhất chính là hệ thống khung gầm của xe. Navara cũng là dòng bán tải duy nhất trên thị trường công bố thiết kế khung gầm. Theo thông tin từ thương hiệu, mẫu xe sử dụng khung gầm chính dạng hộp kín – một trong những thành tựu nghiên cứu độc quyền của Nissan. Hệ thống khung gầm này sử dụng vật liệu thép gia cường tại những khu vực trọng yếu, kết hợp cấu trúc Zone Body với khoang hành khách cường lực, vùng hấp thụ xung lực phía trước và phía sau cùng cột lái hấp thụ lực. Do đó, khi xảy ra va chạm, đầu xe sẽ là khu vực đầu tiên bị ảnh hưởng, chịu xung lực để đảm bảo an toàn cho khoang hành khách. Nếu là người hay tìm hiểu về công nghệ hay theo dõi tin tức, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những vụ tai nạn khá nghiêm trọng nhưng khung xe Navara vẫn gần như nguyên vẹn.
Bên cạnh động cơ 2.5L tăng áp mạnh mẽ với công suất 188 mã lực và mô-men xoắn cực đại 450 Nm, Navara còn được ưu ái trang bị một loạt công nghệ hỗ trợ lái, vừa mang lại khả năng vận hành mạnh mẽ cho một mẫu bán tải, giúp người lái thỏa chí phiêu lưu, vừa đảm bảo an toàn tốt ưu khi sử dụng. Đầu tiên có thể kể đến hệ thống gài cầu điện tử shift on the fly, cho phép người lái dễ dàng thay đổi từ chế độ 1 cầu (2H) sang 2 cầu nhanh (4H) và 2 cầu chậm (4LO) để phù hợp với các điều kiện đường xá khác nhau, từ đi phố đến off-road. Điểm nổi bật của hệ thống này là cho phép chuyển chế độ ngay cả khi xe đang di chuyển với vận tốc lên đến 100 km/h, đây cũng là hệ thống đặc biệt hữu dụng nếu bạn là người yêu thích các cung đường trường và cũng là trang bị đáng lưu ý nếu bạn đang phân vân giữa dòng xe 1 cầu và 2 cầu.
Ngoài ra, các công nghệ đi kèm như hệ thống hỗ trợ đổ đèo, hệ thống khởi hành ngang dốc cũng góp phần giúp hành trình trở nên dễ dàng hơn. Bộ đôi công nghệ này giúp ngăn chiếc xe khỏi trôi ngược khi ở lưng chừng dốc, mặt khác, tự động tác động lực phanh giúp duy trì tốc độ ổn định ở mức thấp (dưới 25 km/h) khi cần xuống dốc. Bổ trợ cho bộ đôi công nghệ trên là hệ thống kiểm soát phanh chủ động (ABLS). Khác với tính năng kiểm soát độ bám đường (TCS) truyền thông, ABLS là kết quả nghiên cứu độc quyền của Nissan cho phép tự động phanh bánh xe bị quay trơn mất độ bám, đồng thời truyền toàn bộ mô-men xoắn của bánh xe bị phanh để tạo ra lực quay mạnh hơn cho bánh đang có độ bám đường, nhờ đó giúp xe dễ dàng vượt qua được chướng ngại vật, hỗ trợ xe thoát lầy một cách tối ưu.
Năm 2016, Nissan cho ra mắt phiên bản Nissan EL sử dụng hệ thống treo đa liên kết và đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc chơi trong phân khúc bán tải. Hệ thống cung cấp độ dao động nhiều hơn sẽ triệt tiêu bớt phản ứng từ mặt đường lên cabin, giảm nhẹ lực tác động vào thân xe, mang đến cảm giác lái êm ái. Tính từ 4 năm kể từ ngày ra mắt, đến nay Navara EL vẫn là mẫu xe duy nhất trong phân khúc có được trang bị hệ thống treo đa liên kết này.
Tuy không công khai doanh số bán, nhưng với mức độ quen mặt trong đô thị hay những cung đường trường, có thể khẳng định Navara là một trong những dòng xe bán chạy tại Việt Nam. Tháng 10 vừa qua, thương hiệu Nissan nói chung hay Nissan Navara nói riêng đã chính thức về tay nhà phân phối mới và có địa chỉ website chính thức nissanvietnam.vn. Với sự thay đổi này, khách hàng hoàn toàn có thể kỳ vọng những thay đổi mang tính đột phá về chính sách dành cho sản phẩm.